Hiệu quả đáng ngạc nhiên từ mô hình chăn nuôi bò sữa

Chăn nuôiGia súc

Written by:

5 (100%) 1 vote

Bò sữa là giống bò không còn xa lạ với bà con nông dân hiện nay. Nhiều mô hình chăn nuôi bò sữa đã xuất hiện và nhận rộng trên cả nước. Nó là kết quả của nhu cầu sử dụng sữa bò ngày càng tăng cao như hiện nay. Để giúp bà con nuôi bò sữa hiệu quả, chúng tôi sẽ lưu ý một số vấn đề trong kỹ thuật chăn nuôi dưới đây để bà con có thể nắm rõ.

1. Giới thiệu về bò sữa

Bò sữa là một trong những giống bò cái có khả năng cung cấp lượng sữa rất dồi dào. Nguồn sữa bò này có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ nhu cầu của con người. Các loại bò sữa được nuôi hiện nay chủ yếu là loài taurus Bos. Hiện nay, việc nuôi bò sữa không chỉ nhằm mục đích cung cấp lượng sữa lớn trên thị trường mà nó còn được theo đuổi mục tiêu lấy thịt rất hiệu quả.

chăn nuôi bò sữa

2. Kỹ thuật nuôi bò sữa

Muốn nuôi bò sữa có hiệu quả cao và bò phát triển tốt, cho lượng sữa dồi dào thì các yếu tố sau bà con cần lưu ý:

  • Chuồng trại nuôi bò sữa phải thoáng mát, khô ráo và có hướng tốt để đảm bảo ấm khi mùa đông và mát khi mùa hè. Đặc biệt, chuồng được thiết kế để chăn nuôi bò sữa phải rộng để bò có thể đi lại.
  • Khi chọn giống bò sữa bà con cần chú ý 4 yếu tố là: ngoại hình, năng suất sữa, trọng lượng và gen di truyền. Thường thì bò được chọn để chăn nuôi bò sữa cần pải đạt mức sữa trung bình là 9kg/ngày nếu đó là bò HF lai và từ 7kg/ngày nếu đó là bò Lai Sind.

3. Cách phối giống khi nuôi bò sữa

Muốn cho mô hình chăn nuôi bò sữa được nhân rộng và phát triển tốt thì bà con phải nắm rõ cách phối giống bò. Hiện nay, có 2 phương pháp phối giống bò sữa đang được áp dụng là phối trực tiếp và phối giống nhân tạo.

  • Đối với phương pháp phối giống bò sữa trực tiếp thì bà con sẽ cho bò đực và bò cái trực tiếp giao phối với nhau. Đây là phương pháp phối giống truyền thống. Nhưng thực ra thì phương pháp này không được khuyến khích đối với các mô hình chăn nuôi bò sữa quy mô lớn. Bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng lây nhiễm bệnh từ nhau giữa các con bò.

Đối với mô hình phối giống nhân tạo thì hầu hết các trang trại nuôi bò sữa đang áp dụng mô hình này. Nó không chỉ đạt hiệu quả cao, có thể lựa chọn giống bò theo ý muốn mà còn đảm bảo bò sữa không bị lây bệnh trong quá trình phối giống.

4. Chăm sóc bò sữa trước và sau khi sinh

  • Chăm sóc bò sữa mẹ

Sau khi phối giống từ 9-10 tháng thì bò sữa sẽ sinh bê con. Vì thế cho nên, bà con cần hết sức chú ý vấn đề chăm sóc bò trước và sau khi sinh này.

– Chế độ ăn khi bò mang thai và sau khi sinh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo bò sữa phát triển tốt nhất. Đặc biệt,khi bò sinh khó thì cần bò con hỗ trợ để giúp bò sinh được thuận lợi hơn.

– Sau 4 ngày bò sữa sinh thì bà con cần vệ sinh tử cung của bò mẹ để bò không bị nhiễm trùng sau sinh.

– Khi nuôi bò sữa sau sinh thì để bò sữa có nguồn sữa dồi dào, bà con cần dùng nước ấm mát xa vú cho bò 3-4 lần/ngày để kích thích nguồn sữa. Nguồn sữa tốt nhất là sữa có màu xanh non. Khi đó chứng tỏ quá trình chăn nuôi bò sữa thì bà con đã cung cấp đầy đủ lượng thức ăn và dinh dưỡng mà bò cần.

chăn nuôi bò sữa

  • Chăm sóc bê con (bò sữa con)

Tùy vào từng giai đoàn phát triển khác nhau để bà con có cách chăm sóc bê con cho hợp lý.

– Bê con không được bú trực tiếp từ vú mẹ mà phải vắt sữa ra dụng cụ cho uống sữa. Điều này tránh việc bò sữa mẹ quen và sau này sẽ khó để bà con vắt sữa bằng tay được.

– Khi bê con được 1 quần đến 4 tháng tuổi thì ngoài sữa mẹ ra bê cần được cung cấp thêm thức ăn có chứa thành phần khoáng và đạm để phát triển.

– Khi nuôi bò sữa thì thời gian cai sữa cho bê con là thời gian khó khăn nhất. Vì lúc này bê cần được chăm sóc thật kỹ để có sức để kháng tốt, tránh bị nhiễm bệnh.

  • Khai thác sữa khi nuôi bò sữa

Khi chăn nuôi bò sữa, bà con cần phải chú ý một số vấn đề sau đây khi vắt sữa bò:

– Cần vệ sinh núm vú cho bò sữa trước khi vắt để đảm bảo vệ sinh

– Thực hiện động tác kích thích sữa ở tuyến vú

– Việc vắt sữa bò cần thực hiện được 80 vắt/phút.

– Cần bỏ một lượng ít sữa đầu và kiểm tra xem sữa có bị cáu cặn không. Điều này giúp bà con biết được bò có bị viêm vú hay không.

– Khi vắt sữa thì bà con nên vắt đều các núm, theo kiểu chéo thẳng hàng.

– Bà con cần chú ý vắt sữa cho bò theo giờ có định để việc nuôi bò sữa có thể mang lại hiệu quả nguồn sữa cao hơn.

Như vậy thì việc chăn nuôi bò sữa cũng không phải là vấn đề quá khó khăn. Bà con chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật nuôi bò sữa trên đây thì chắc chắn mô hình nuôi bò sữa của bà con sẽ mang lại kết quả cao nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *