Cách trồng nha đam tại nhà không khó như bạn tưởng

Trồng hoa và cây cảnh

Written by:

Rate this post

Cách trồng nha đam tại nhà không khó như bạn tưởng

Nha đam rất được nhiều người ưa chuộng nhờ những giá trị mà nó mang lại. Nó không những có công dụng làm đẹp mà còn rất tốt cho sức khỏe người dùng. Vậy cách trồng nha đam tại nhà như thế nào? Làm sao để cây sinh trưởng và phát triển tươi tốt? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

Đặc điểm của cây nha đam

Nha đam hay còn có tên gọi khác là cây lô hội. Đây là giống cây thuộc họ xương rồng và có nguồn gốc từ Bắc Phi. Nha đam có thể sinh sống tốt trong điều kiện khô hạn nên chúng ta không cần phải quá nhiều tốn công sức để chăm sóc.

Cách trồng nha đam tại nhà không khó như bạn tưởng

Phần thân cây khá nhỏ ngắn, lá có hình dạng bẹ và không có cuống. Thông thường, lá sẽ mọc thành vòng tròn và xếp chồng lớp lên nhau. Cây non sẽ có màu xanh nhạt, đến khi “trưởng thành” thì màu sẫm hơn. Thoạt nhìn bề ngoài, lá nha đam căng mọng nước và bên trong có chứa chất nhầy. 

Hoa của cây nha đam thường mọc từ nách lá. Phần cuống hoa dài đến 1m, nên khi mọc sẽ thì nó rũ xuống đất. Mỗi bông hoa gồm có 6 cánh và 6 nhị. Quả của cây dạng nang, có nhiều hạt. 

Công dụng của nha đam

Như đã đề cập ở trên, thành phần cây nha đam rất tốt cho sức khỏe. Nó không chỉ tăng cường hệ miễn dịch, giải độc mà thậm chí còn giúp làm sạch hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Trong vài trường hợp, nha đam có thể làm dịu vết thương bỏng hoặc do côn trùng chích một cách nhanh chóng.

Về phương diện làm đẹp thì loại cây này góp phần làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời, làm mờ nếp nhăn và tăng khả năng đàn hồi cho da.

Cách trồng cây nha đam

Trước khi bắt tay vào trồng nha đam thì bạn không nên bỏ qua các bước chuẩn bị nguyên vật liệu sau:

  • Đất trồng: Mặc dù, nha đam là loại cây có thể phát triển tốt trong điều kiện khô hạn, nhưng nó lại không chịu được ngập úng. Vì vậy, bạn nên chọn những vị trí đất cao ráo, thông thoáng, đất tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Thêm vào đó, bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất trồng bằng hỗn hợp vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà,…
  • Chọn giống: Trên thị trường có hai loại giống chính, đó là nha đam xuất xứ từ Mỹ và nha đam Việt Nam. Theo đó, lá nha đam Mỹ khá dài, hai bên mép lá có nhiều gai. Phần bẹ to, thịt dày. Loại giống này thường được trồng với số lượng cực lớn để phục vụ cho mục đích thương mại. Trái ngược lại, nha đam ta thì lá nhỏ và cũng ít gai hơn. Người dân thường thực hiện cách trồng nha đam thủy sinh để làm cây cảnh trang trí. 
  • Dụng cụ trồng: Bạn có thể tận dụng chậu, thùng xốp có sẵn để trồng cây. Tuy nhiên, những dụng cụ này phải được khoét lỗ dưới đáy để tăng khả năng thoát nước. 

Cách trồng cây nha đam

Cách trồng nha đam từ lá 

  • Bước 1: Đối với cách trồng nha đam bằng lá, chúng ta đặt lá nằm ngang trên nền đất. Tiếp theo, dùng xẻng nhỏ vun một ít đất che khoảng một nửa thân lá. 
  • Bước 2: Đặt chậu cây vừa trồng ở nơi có nhiều ánh sáng. Thường xuyên tưới nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cây phát triển.  
  • Bước 3: Khi rễ bắt đầu mọc nhiều thì tiến hành đào cây ươm và chuyển sang chậu có kích thước to hơn.

Cách trồng nha đam từ lá 

Lưu ý, sau khi lấy cây nha đam giống ra khỏi chậu ươm thì bạn nên để trong bóng mát từ 2-3 ngày. Điều này giúp cây hồi sức và đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn. 

Cách chăm sóc cây nha đam

Cây nha đam sau khi trồng nên được đặt ở nơi thoáng mát khoảng 3 ngày để “hồi sức” rồi mới mang phơi nắng. Thời gian lý tưởng để cây quang hợp tốt đó là 8-10 giờ mỗi ngày.

Vốn dĩ, nha đam là cây ưa nước nhưng không chịu được khô hạn, nhiệt độ cao và dễ bị úng rễ. Do vậy, ngoài việc xử lý đất thì người trồng không nên tưới quá nhiều nước cho cây.

Cách chăm sóc cây nha đam

Vào mùa khô, thời tiết nắng nóng thì cứ khoảng 3 – 5 ngày chúng ta tưới nước một lần. Nhưng khi gặp trời mưa dầm, cây trồng đặt trong nhà chỉ cần dùng bình phun nhẹ hoặc không cần tưới nếu kiểm tra độ ẩm cao. Đối với cây trồng ở ngoài vườn thì tiến hành tạo rãnh thoát nước cho cây.

Bên cạnh đó, người trồng nên kết hợp với việc làm cỏ, cày bừa để tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất. Sau khi cấy được khoảng 10 ngày thì tiến hành công đoạn bón lót bằng hỗn hợp phân hữu cơ, phân , phân dê, phân gà, phân trùn quế,… Cứ cách 15 – 20 ngày thì bón phân cho cây 1 lần. Lưu ý nên xới đất sau mỗi lần bón phân để cây hấp thụ tốt nhất.

Nếu mật độ cây trồng dày đặc, độ ẩm đất cao và trong nền nhiệt thấp thì lá của nha đam sẽ xuất hiện nhiều đốm đen. Đây là dấu hiệu  cho thấy cây đang bị vi khuẩn tấn công, gây hại. Ngay lúc này, hãy nhanh chóng cắt bỏ những phần lá trên để tránh làm lây lan cho những lá khác.

Trên đây là cách trồng nha đam từ lá mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng,  những thông tin bổ ích về cây nha đam đã giúp bạn đọc bỏ túi thêm nhiều  kiến thức cần thiết để trồng và chăm sóc cây tươi tốt quanh năm. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *