Kỹ thuật trồng nhãn cho quả sai trĩu cành

Trồng hoa và cây cảnh

Written by:

Rate this post

Kỹ thuật trồng nhãn cho quả sai trĩu cành

Cây nhãn là loại cây ăn quả “khoái khẩu” của rất nhiều người bởi hương vị thơm ngon, ngọt dịu. Vì thế, kỹ thuật trồng nhãn luôn thuộc top từ khóa tìm kiếm trên các trang mạng xã hội. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến cách trồng loại quả này thì bài viết dưới đây sẽ bật mí đến bạn tuyệt chiêu trồng cho quả sai trĩu cành. Cùng tham khảo nhé! 

Đặc điểm của cây nhãn

Trên thị trường hiện nay, nhãn có nhiều chủng loại đa dạng như: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Hương Chi, nhãn tím Sóc Trăng, nhãn long,… Tuy nhiên, đa số các loại nhãn đều có chung một phương pháp trồng tiêu chuẩn.       

Kỹ thuật trồng nhãn cho quả sai trĩu cành                                         

Nhãn thường được nhân giống theo hai phương pháp: Gieo hạt hoặc chiết cành. Mục đích của phương pháp gieo hạt là giữ gốc ghép. Thế nhưng phương pháp chiết cành được ứng dụng phổ biến hơn vì cây cho ra nhiều quả và thậm chí có thể kế thừa được những ưu điểm của cây mẹ. Dưới đây là kỹ thuật chăm sóc và cách trồng cây nhãn bội thu.

Kỹ thuật trồng cây nhãn

Thời vụ trồng nhãn

Thời gian lý tưởng để chúng ta trồng nhãn đó là vào khoảng đầu tháng tư đến giữa tháng năm. Bởi vì, đây là thời điểm có nhiều mưa giúp cây mau lớn và tiết kiệm được nhiều công sức chăm bón. Trường hợp lượng mưa quá nhiều gây ngập úng thì cần thực hiện các biện pháp thoát nước để bảo vệ cây không chết rễ.

Kỹ thuật trồng cây nhãn

Cách trồng nhãn

Trước khi trồng cây tầm 20 ngày, bạn cần tiến hành thao tác đắp mô đất bằng cách chuẩn bị hỗn hợp 10kg phân chuồng hoai mục, tro bếp, 0,5kg phân lân. Tiếp theo, sử dụng lượng phân bón này trộn lẫn với lớp đất ở bề mặt để tăng dinh dưỡng, màu mỡ. Cách trồng cụ thể như sau:

  • Bước 1: Dùng dao nhỏ hoặc kéo khoét một lỗ nhỏ trên thân cây vừa với kích thước của bầu cây con.
  • Bước 2: Tiếp tục sử dụng dao để cắt mặt đáy bầu. Đồng thời, đặt cây vào giữa mô đất. Lưu ý nên để mặt bầu cây con bằng với bề mặt của mô. 
  • Bước 3: Tiến hành rạch bỏ lớp nilon nhằm tránh làm tổn thương cây
  • Bước 4: Lấp lại đất và dùng tay nén nhẹ phần đất ở xung quanh gốc cây. Người trồng có thể cắm cọc để cố định cây con không bị nghiêng đổ. 
  • Bước 5: Chuẩn bị một ít rơm khô để ủ kín mô đất và tưới nước cho cây.

Cách chăm sóc cây nhãn sau khi trồng

  • Làm sạch cỏ dại: Đây là công đoạn không nên bỏ qua khi chăm sóc cây nhãn. Bởi vì, cỏ dại sẽ hút các chất dinh dưỡng của cây và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Song, chúng ta cũng không nên xem nhẹ việc xới tơi đất. Đây là bước quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy bộ rễ cứng cáp và trao đổi chất dễ dàng hơn.
  • Tưới nước: Người trồng nên tưới nước định kỳ 3 ngày/lần. Nhưng khi trời mưa nhiều thì tạm dừng việc tưới cây. Khi mưa dầm dề trong nhiều ngày thì tiến hành thoát nước để phần rể không bị ngập úng. 
  • Bón phân: Để có một vụ mùa năng suất và chất lượng nhất thì cây cũng cần được bổ sung thêm nhiều đạm và kali. Do đó vào mỗi năm, người trồng cần bón cho cây định kỳ 3 tháng/ lần. Theo đó, tổng lượng phân bón cần bổ sung cho cây như sau: Năm đầu, cây nhãn sẽ cần được bón hỗn hợp 120g NPK, 150g phân lân, 80g KCl. Năm thứ hai sẽ tăng lên 150g NPK, 280g phân lân, 130g KCl. Bước sang năm thứ ba thì gấp đôi lượng phân bón là 300g NPK, 350g phân lân, 180g KCl.

Cách chăm sóc cây nhãn sau khi trồng

Cách phòng trừ sâu bệnh gây hại cây

  • Phòng bệnh cho hoa: Khi hoa bắt đầu nở rộ thì một trong số đó sẽ xuất hiện những đốm nâu, hoa sẽ dần khô lại và bị rụng. Biện pháp phòng trừ tốt nhất đó là tỉa bớt lá hoặc cành để cây có thể quang hợp và phát triển tốt hơn.
  • Bệnh cháy lá: “Kẻ thù” của căn bệnh này xuất phát từ nấm. Cách nhận biết đó là trên lá có các mảng cháy màu nâu và đường vân nhạt. Lâu dần, lá sẽ bị cháy khô và bị rụng. Cách đối phó hiệu quả nhất là ngay sau khi thu hoạch thì bạn cần cắt tỉa cành.
  • Bệnh phấn trắng: Dấu hiệu của bệnh là phần cuống quả sẽ xuất hiện những đốm trắng. Nếu không phát hiện kịp thời thì chúng sẽ lan rộng và làm thối quả. 
  • Bệnh mốc: Khi quan sát thất lá nhãn có những vết lấm tấm màu xanh hoặc màu đen thì nên dừng ngay việc trồng cây san sát với nhau. Đồng thời, tiến hành phun thuốc sinh học để bảo vệ cây. 
  • Bệnh chùn ngọn: Khi cây mắc bệnh này thì phần lá, chồi và hoa sẽ mọc thành chùm, làm giảm khả năng đậu quả. Vì thế, bạn cần cắt bỏ cành lá, chồi bị bệnh để tránh làm lây lan.
  • Bệnh đốm rong: Đầu tiên lá sẽ xuất hiện những mảng màu vàng trong, sau đó chuyển sang màu nâu và bị rụng sớm. Cách phòng trừ tốt nhất đó là phun thuốc Copper zinc cho cây.

Trên đây là những tuyệt chiêu trồng nhãn mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trồng trọt và kinh nghiệm chăm sóc nhãn khi bị bệnh. Chúc bạn thành công ngay trong vụ mùa đầu tiên!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *