Cách trồng nấm bào ngư đơn giản có thể bạn chưa biết

Trồng rau củ

Written by:

5 (100%) 1 vote

Cách trồng nấm bào ngư đơn giản có thể bạn chưa biết 

Nấm bào ngư là một trong số những loại nấm giàu dinh dưỡng nhất. Hơn nữa loại nấm này còn được điều chế làm dược liệu giải độc và  thậm chí có thể kháng được ung thư, virus,… Do đó, cách trồng nấm bào ngư xám tại nhà rất được nhiều người quan tâm. Bài viết này xin chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng nấm bào ngư cực kỳ đơn giản! Cùng tham khảo nhé!

Cách trồng nấm bào ngư đơn giản có thể bạn chưa biết 

Chuẩn bị trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Đặc điểm nổi bật của nấm bào ngư đó là phát triển trong điều kiện không có ánh sáng và gió. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn những nơi trồng nấm không có ánh sáng, gió và thông thoáng. Môi trường lý tưởng để trồng nấm bào ngư đảm bảo các tiêu chuẩn độ ẩm không khí 80 – 85%.

Trước khi tiến hành trồng, bạn nên cho rơm rạ, mùn cưa và tro trấu ngâm trong hỗn hợp nước vôi pha loãng từ 15 – 20 phút. Tiếp theo, vớt ra để thật ráo nước. Việc này giúp các nguyên liệu này không bị ẩm gây ra các bệnh cho nấm.

Chuẩn bị trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư

Sau đó, đem những nguyên liệu vừa chuẩn bị chia thành 2 đợt ủ. Trong đợt 1, ủ hỗn hợp khoảng từ 3 – 4 ngày. Thường xuyên tưới thêm nước mỗi ngày để tạo độ ẩm cho rơm. Đồng thời, dùng xẻng hoặc khúc cây nhỏ xới đảo rơm thật đều tay. Tiếp đến, dùng dao hoặc kéo cắt rơm thành những khúc nhỏ từ 7 – 10cm rồi ủ đợt 2 trong 2 – 3 ngày.

Sau khi nguyên liệu được ủ qua 2 đợt thì đem đi khử trùng nguyên liệu rơm rạ, tro trấu, mùn cưa trên hơi nước ở 100 độ C từ 3 – 4 tiếng. Cách làm này giúp ngăn chặn và tiêu diệt triệt để mầm bệnh có trong hỗn hợp.

Cách trồng nấm bào ngư

Bạn có thể tìm mua phôi giống nấm tại các cửa hàng chuyên kinh doanh hạt giống hoặc các siêu thị nông sản. Chúng ta có thể trồng nấm bào ngư trong thùng xốp hoặc túi nilon. Tuy nhiên cách trồng trong bịch nilon được phổ biến hơn cả.

Cho tất cả các nguyên liệu trồng nấm đã chuẩn bị trừ trước vào từng bịch bóng. Dùng tay nhẹ nhàng gập 2 đáy túi nilon lại sao cho vuông góc với nhau. Lần lượt cho khoảng 5cm rơm rạ vào và nén chặt xuống đáy túi nilon. Tiến hành rải phôi nấm bào ngư giống vào xung quanh thành túi nilon. Ở khâu này, người trồng nên lưu ý ép sát phôi ra phía ngoài thành túi. 

Tiếp tục đổ lớp rơm thứ hai và rải tiếp phôi nấm như lần đầu tiên. Chú ý phần lớp rơm trên cùng phải rắc phôi nấm đều trên bề mặt rơm. Tuy nhiên, chừa lại một lỗ nhỏ để nhét bông gòn vào miệng túi. Cuối cùng, dùng dây thun để cột chặt bông với miệng túi nilon lại với nhau. Khi đổ rơm vào túi nilon, độ dày mỗi tầng khoảng 5 – 7cm và mỗi túi sẽ có khoảng 4 tầng nấm.

Chăm sóc nấm bào ngư

Sau khi đặt tất cả các phôi nấm vào trong túi nilon thì tiến hành mang vào phòng ươm. Điều kiện trong phòng ươm phải đảm bảo thông thoáng, không có ánh sáng chiếu vào. Vì khi ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng và chất lượng nấm kém.

Lúc này, bạn có thể kê các bịch nấm lên kệ đỡ hay lập dàn giá treo trong vòng 20 đến 25 ngày. Vị trí đặt mỗi bịch nấm cách nhau từ 2 – 3cm để tạo độ thông thoáng, giúp nấm sinh trưởng khỏe mạnh.

Chăm sóc nấm bào ngư

Sau 25 ngày ươm nấm thì đến công đoạn kiểm tra các túi nấm. Nếu quan sát thấy phần đáy bịch nấm có những đốm màu trắng thì đây là dấu hiệu những phôi nấm giống đang sinh trưởng. Theo đó, hãy tiến hành bỏ phần nút bông gòn ở miệng túi ra và dùng lực tay nén tất cả không khí trong bịch ra bên ngoài. Tiếp theo, dùng dây thun hoặc dây nilon buộc chặt lại miệng túi, treo lên cao.

Bước cuối cùng là rạch khoảng 6- 8 vết mỗi bịch để nấm mọc dễ dàng hơn. Lưu ý không nên rạch sát phần đáy hoặc quá sát miệng bịch nấm.

Thu hoạch nấm

Khi kiểm tra tai nấm có đường kính từ 3 – 5cm là chúng ta có thể thu hoạch. Nên hái cả cụm nấm thật sát gốc vi nếu chừa lại phần gốc sẽ tạo điều kiện bệnh và virus phát triển.

Sau khi hái, không tưới nước ngay vào bịch nấm. Mà thay vào đó, chúng ta nên đợi 2 -3 tiếng sau mới bắt đầu tưới. Nếu tưới nước ngay khi vừa hái nấm thì dễ khiến các phôi còn lại trong túi bị chết thối.

Sau quá trình thu hoạch nấm đợt 1 thì tạm ngưng tưới nước từ 5 – 7 ngày để  nấm mọc ra tán mới. Giai đoạn hết đợt ra nấm thì dừng tưới nước vào bịch nấm. Đồng thời, chỉ tưới nước lên bề mặt và xung quanh để tạo độ ẩm. Khoảng 3 – 4 ngày sau, tiến hành tưới phun sương vào các bịch nấm giúp tạo ẩm và kích thích phôi tiếp tục kết nụ.

Trên đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm bào ngư cực kỳ đơn giản, hiệu quả. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm khi trồng loại nấm giàu giá trị dinh dưỡng này. Hãy tham khảo và thử cách trồng nấm bào ngư để có những bữa ăn thơm ngon từ nấm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *