Mục lục
Tuyệt chiêu cách trồng táo sai trĩu quả, quả to giòn ngọt
Táo là một loại quả yêu thích của rất nhiều người bởi hương vị thơm ngon, tuyệt hảo. Hơn thế nữa, trồng táo đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống. Nhưng làm thế nào để có vụ mùa năng suất, hiệu quả? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu cách trồng táo nhé!
Những đặc điểm nổi bật của giống táo
Cách trồng cây táo cực kỳ đơn giản nếu bà con biết nắm bắt một vài kỹ thuật cơ bản. Bên cạnh đó, giống cây này có thể thích nghi với mọi loại đất nên dễ dàng sinh trưởng tốt. Năng suất táo được đánh giá cao và ổn định. Đặc biệt, cây không bị sâu bệnh nguy hiểm phá hoại.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc táo
Thời vụ trồng
Cây táo ra quả vào mùa nào? Thông thường, thời vụ trồng táo sẽ diễn ra vào mùa xuân (tháng 2 – 4). Trường hợp cây giống ghép sớm thì có thể lùi lại trồng từ tháng 11. Khi đó, thời tiết sang xuân, khí hậu ấm áp sẽ giúp cây thuận lợi phát triển và cho năng suất cao.
Kỹ thuật đào hố và bón lót
Kích thước của hố trồng táo khoảng 40 cm. Tuy nhiên, trước khi trồng thì bà con cần bón lót hỗn hợp: 15-20 kg phân chuồng; 0,5kg phân lân; 0,3kg kali + 0,2 kg vôi vào mỗi hố. Sau đó, trộn đều cùng với đất rồi đắp thành từng ụ lồi lên mặt đất khoảng 20cm.
Cách trồng táo
- Bước 1: Dùng xẻng hoặc cuốc nhỏ khoét 1 hố nhỏ ở giữa ụ.
- Bước 2: Tiếp đến, đặt bầu cây táo con ngang với mặt ụ.
- Bước 3: Sau đó vun đất và nén chặt lớp đất xung quanh bầu.
- Bước 4: Phủ quanh gốc một lớp rơm rạ dày từ 2-3cm và tưới một lượng nước vừa phải để cấp ẩm cho cây.
Cách chăm sóc cây táo sau khi trồng
Sau khi thực hiện các bước trồng táo, bà con cần phải tưới nước thường xuyên và bón phân định kỳ. Đây được xem là một công đoạn quan trọng giúp cây phát triển, cho năng suất và chất lượng cao.
Cụ thể, trong tuần đầu thì mỗi ngày cần tưới một lần vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Sau đó, cách từ 2-3 ngày thì tưới cho cây thêm 1 lần. Khi cây đang trong giai đoạn phát triển cứng cáp thì thời gian tưới cũng thưa hơn. Tuy nhiên, bà con cần đảm bảo đất luôn được giữ ẩm.
Khi trồng táo trong chậu thì bà con cần lưu ý rằng, cây táo rất cần được bổ sung nước ở giai đoạn đang phát triển. Nếu chúng ta lơ là, không tưới đủ nước cho cây thì chất lượng quả sẽ giảm sút, vỏ dày và ăn có vị chát.
Bên cạnh đó, bà con cũng đừng quên bón phân sau khi thu hoạch cây táo trồng chậu và đốn cây. Công đoạn này giúp đất “hồi phục” và bổ sung thêm dinh dưỡng cho vụ sau.
Phòng trừ sâu bệnh
Để có vụ mùa táo đạt năng suất thì bà con cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Dưới đây là một số cách tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho cây:
Các loại bệnh thường gặp trên cây táo:
- Bệnh thối rễ: Bệnh này thường xảy ra ở vùng đất ẩm ướt và do nấm gây ra. Rễ sau khi bị úng sẽ dần khiến cây “cạn kiệt” sức sống. Dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh đó là lá chuyển màu nhạt rồi rơi rụng xơ xác. Cách phòng trừ hiệu quả đó là đảm bảo độ ẩm nhưng tránh làm ngập nước ở vùng rễ.
- Bệnh khô cành: Loại bệnh này do loại nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Đầu tiên nó sẽ từ từ xâm nhập thông qua các vết xước trên cây. Ngoài ra còn có một nguyên nhân khác đó là cây bị nắng chiếu trực tiếp trong một thời gian dài.
- Bệnh gặp trên quả già: Đây cũng là loại bệnh phổ biến do nấm gây ra. Biểu hiện giúp nhận biết dễ dàng nhất là các đốm đen nhỏ trên vỏ quả. Sau một thời gian ngắn, các vết này sẽ bắt đầu nứt và làm giảm chất lượng quả.
Các loại sâu gây hại:
- Côn trùng làm hại rễ: Các loại sâu thường thấy như mối, dế, kiến, rệp sáp,… khiến cây suy yếu và dễ chết.
- Bọ xít: Loại côn trùng này thường hút nhựa lá non. Hành động này khiến lá nhanh bị héo và làm rụng quả.
- Mọt: Thường xuất hiện vào giữa mùa mưa đến mùa khô. Những vết đục tuy nhỏ nhưng có thể “rút ngắn” quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Thu hoạch
Vụ táo sẽ cho thu hoạch từ sau 2-3 tháng khi cây ra hoa. Bà con có thể thu hoạch táo bằng phương pháp thủ công nhưng tránh làm dập nát quả trong quá trình thu hoạch.
Trong quá trình trồng táo, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống táo mà cách đốn cũng khác nhau. Theo đó, cành táo sẽ bắt đầu đâm chồi trong vụ xuân.
Trên đây là các hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc táo mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này đã giúp bà con tìm hiểu táo thái trồng chậu và có thể áp dụng vào vườn táo của mình! Hãy chia sẻ cùng chúng tôi thành phẩm của mình tại phần bình luận này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp thì hãy nhanh chóng liên hệ đến hotline hoặc để lại lời nhắn, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng nhất!