Trổ tài trồng cây thủy sinh cực đơn giản, dễ thực hiện

Trồng hoa và cây cảnh

Written by:

Rate this post

Trổ tài trồng cây thủy sinh cực đơn giản, dễ thực hiện

Có thể nói, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thủy sinh cực không quá khó nhưng cũng chẳng dễ dàng. Theo đó, bà con cần nắm rõ các tiêu chuẩn riêng để cây phát triển xanh tốt và khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh theo mỗi giống loại cụ thể. Cùng theo dõi nhé!

Trổ tài trồng cây thủy sinh cực đơn giản, dễ thực hiện

Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh

Thủy sinh là một loại cây cảnh và được trồng chủ yếu trong các bể , hồ thủy sinh,… Cách trồng cây thủy sinh để bàn giúp tạo điểm nhấn cho không gian, cũng như tô điểm thêm sắc xanh cho ngôi nhà của bạn. Cây thủy sinh có nhiều chủng loại khác nhau như cây thân bò, cây có củ, cây thân đốt,… Theo đó, mỗi loại sẽ có một kỹ thuật trồng riêng, như sau:

  • Cây có thân và thân đốt

Cây có thân thường được trồng làm hậu cảnh vì độ dài thân của chúng đa dạng. Để tăng vẻ đẹp thẩm mỹ, nhưng vẫn giữ nguyên nét tự nhiên thì bạn có thể sắp xếp trồng cây dài ở phía sau. Còn những loại cây thân ngắn hơn thì đặt phía trước. Nếu chiều dài cây quá dài thì cắt thành nhiều phần. Đồng thời, kết hợp cắt những chiếc lá ở phần gốc. Sau đó, dùng kẹp hoặc nhíp gắp cành cắm xuống đáy bể để cây phát triển.

  • Cây thân bò

Với giống cây này, bạn nên cắt thành từng khúc hoặc tách theo từng cành. Tiếp theo, lặt bỏ những lá ở gốc và cắm cây xuống đáy chậu/ bể. Nên trồng cây với khoảng cách  từ 1 – 3 cm để đảm bảo đủ không gian cho cây phát triển.

  • Cây nổi

Với giống cây này thì phương cách trồng được xem đơn giản hơn hẳn. Theo đó, bạn chỉ cần tách riêng những nhánh nhỏ hoặc phần thân và thả lên trên mặt nước. Cây sẽ nhanh chóng sinh trưởng và phát triển vượt bậc.

  • Cây có rễ hình ống hoặc củ 

Cách trồng loại cây có rễ củ hoặc ống rất dễ dàng. Bạn chỉ cần cắm trực tiếp nguyên cây dưới nền bể kính mà không cần nhờ đến dụng cụ nhíp gắp.

Một số lưu ý khi trồng cây thủy sinh

  • Khi trồng trồng rau thủy sinh hay cây thủy sinh thì nên trồng trực tiếp ở đáy bể. Bạn nên ẩn sâu cây trong sỏi cát để cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và phát triển. Đồng thời, bạn có thể trồng trong hồ thủy sinh hoặc bể nước nhỏ.
  • Bên cạnh đó, nên chừa một khoảng trống giữa gốc cây với lá khi trồng. Điều này nhằm tránh tình trạng lá bị ngập úng, làm ô nhiễm môi trường nước.
  • Hầu như, những loại cây thủy sinh chỉ có thân lá và không có rễ. Do đó, khi trồng nên cắt toàn bộ phần lá ở phía gốc và cắm thân xuống nền bể. Sau một thời gian, các đoạn thân này sẽ hình thành rễ để nuôi cây.

Chăm sóc cây thủy sinh

Nếu cây phát triển với tốc độ quá nhanh thì tiến hành phân chia thành nhiều cụm. Theo kinh nghiệm, bạn nên tách theo bụi và vớt bớt cây ra. Hoặc cũng có thể cắt tỉa, bỏ bớt phần thân già, lá héo úa. Lúc này chồi non mọc lên vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tối ưu không gian, diện tích của bể, chậu cây.

Trong một vài trường hợp, cây non mọc chồi ngay trên thân cây. Trường hợp thì mọc cây mới bằng cách tạo hạt nên số lượng cây cũng theo đó mà nhiều hơn. Ngay lúc này, hãy tách riêng chúng ra và tiến hành trồng nhiều cây để thay thế cho những cây có “tuổi đời” đã già.

Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh

Để cây có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trong bể thủy sinh thì bạn nên điều chỉnh số lượng cây phù hợp. Hơn nữa, hãy vệ sinh bể cá định kỳ để đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch, bắt mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch trồng cây thủy sinh để hỗ trợ và bổ sung thêm dinh dưỡng để “tăng tốc” thời gian sinh trưởng. Dung dịch này giúp cây khỏe mạnh hơn và tăng cường khả năng chống lại một số loại sâu bệnh phá hoại, kìm hãm sự phát triển của cây sống thủy sinh nữa đấy!

Một lưu ý không thể không nhắc đến đó là, để cân bằng oxy giúp cây sinh trưởng tốt thì hòa tan khí cacbonic trong bể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng khí cacbonic trong nước quá nhiều thì cũng không tốt cho cây. Khi thấy dấu hiệu những đốm trắng trông như bột ở trên lá thì đây chính là lúc bạn nên thay nước. Cách làm rất đơn giản đó là dùng bơm hút nước cũ và thay bằng nước mới trong bể. Phương pháp này giúp làm giảm lượng khí và đảm bảo cây phát triển ổn định.

Chăm sóc cây thủy sinh

Những cây thủy sinh di chuyển mềm mại trong bể nước trong veo chắc chắn là điểm nhấn cực kỳ ấn tượng cho không gian nhà bạn. Cho dù trồng cây trong bể hay hồ thủy sinh, bể cá thì bạn cũng không nên bỏ qua một số lưu ý trên! 

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh.  Đừng quên trổ tài trồng trọt của mình và áp dụng các gợi ý trên để cây phát triển xanh tốt và không bị ảnh hưởng các yếu tố về điều kiện sống. Chúc bạn đọc thành công ngay từ lần đầu tiên. Hãy chia sẻ thành quả cho chúng tôi ngay tại bài viết này! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *