Cách trồng và chăm sóc hoa sứ không phải ai cũng biết

Trồng hoa và cây cảnh

Written by:

Rate this post

Cách trồng và chăm sóc hoa sứ không phải ai cũng biết

Hoa sứ không chỉ làm xao xuyến người nhìn bởi vẻ đẹp thuần khiết, mà nó còn mang đến nhiều ý nghĩa tốt lành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm cũng như cách trồng cây hoa sứ. Cùng tham khảo nhé!

Cách trồng và chăm sóc hoa sứ không phải ai cũng biết

Đặc điểm về cây hoa sứ

Hoa sứ hay còn biết đến với nhiều tên gọi khác như hoa hồng sa mạc, hoa chi đại. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, loài hoa này tạo ấn tượng bởi hình dáng “săn chắc”, phần thân cây mọng nước và bộ rễ phình to. Thêm vào đó, phần lá của cây hoa sứ có màu xanh đậm, thuôn dài. 

Vào mùa đông, thời tiết se lạnh thì lá của cây sẽ rụng dần. Nhưng đến mùa xuân, hè, khí hậu ấm áp, nắng chan hoà hơn thì từng chồi hoa, lộc lá bắt đầu nở rộ.  

Đặc điểm về cây hoa sứ

Các bông hoa sứ thường có năm cánh mỏng, dạng phễu. Màu sắc phổ biến của hoa là trắng, hồng, đỏ. Bên cạnh đó, cũng có một vài dòng hoa sứ lai thêm cành kép và màu sắc cũng sặc sỡ, ấn tượng hơn.

Một số lưu ý về cách trồng hoa sứ

Trước khi xem hướng dẫn về cách trồng cây sứ thì chúng ta cần năm một vài lưu ý sau:

Lựa chọn đất trồng sứ

Không ngoa khi nói rằng, hoa sứ là loại cây “quốc dân” trong thế giới hoa. Bởi vì, nó không chỉ mang vẻ đẹp thanh cao, mà còn rất dễ trồng và không hề kén đất. Vì thế, cho dù là loại đất cát hay đất thịt thì cây cũng thích nghi được, thậm chí sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên bón phân để gia tăng dinh dưỡng cho cây sứ nhé! 

Lựa chọn chậu khi trồng

Nối tiếp công đoạn chuẩn bị đất trồng đó là lựa chọn chậu. Sở dĩ, cây sứ rất ưa chuộng thời tiết khô hạn nên hãy ưu tiên chọn các loại chậu có khả năng hút nước. 

Theo cách trồng sứ lâu năm, bạn có thể trồng sứ trong loại chậu được làm bằng chất liệu xi măng, đá mài,… Tuy nhiên, bộ rễ của sứ có kích cỡ khá lớn nên cần khoét phần lỗ dưới đáy chậu để tăng khả năng thoát nước. 

Cách trồng sứ thái bằng nhân giống

Cây hoa sứ được trồng bằng hai phương pháp phổ biến đó là: cách trồng sứ củ to và  cách ghép hoa sứ. Cụ thể:

  • Đối với cách trồng hoa sứ thái bằng hạt giống: Người trồng nên chọn những loại giống thụ phấn bởi cây mẹ khỏe mạnh. Bởi vì hiệu quả thu được sẽ năng suất và đạt tỉ lệ cao hơn. Đồng thời, bạn có thể gieo hạt tại các vị trí đất ẩm để mầm cây nở nhanh hơn.
  • Đối với cách trồng cây sứ con: So với phương pháp trồng bằng củ giống thì cách ghép hoa này được nhiều người ưa chuộng. Vì khi hoa nở sẽ có màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn rất nhiều.

Cách chăm sóc cây hoa sứ

Cách chăm sóc hoa sứ không chỉ đơn thuần là việc bón phân, lựa chọn đất trồng hay kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ,… mà nó còn hội tụ nhiều yếu tố khác như:

  • Ánh sáng: Có thể nói, yếu tố này chiếm vai trò quan trọng trong giai đoạn hoa nở. Vì thế, ánh sáng càng gay gắt thì hoa nở càng đẹp.
  • Tưới nước: Song song với yếu tố ánh sáng thì việc tưới nước cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cây. Do đó, bạn không nên tưới quá nhiều nước đề phòng ngập úng. Nhưng cũng không vì thế mà để đất quá khô. Điều quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Lưu ý, tuyệt đối không tưới nước cho cây sứ vào giữa trưa, nắng gắt.
  • Nhiệt độ: Mỗi loại sứ sẽ có đặc tính khác nhau. Có loại thích sống trong môi trường nóng như sa mạc, hạn hán. Thế nhưng loại khác lại thích ứng tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp. Vì vậy, cách chăm sóc cây sứ cũng sẽ khác nhau, theo đó bạn nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng để tránh làm chết cây.

Một số lưu ý về cách trồng hoa sứ

Cách trồng cây hoa sứ Thái

Cách trồng sứ Thái mới mua về rất đơn giản. Cách làm như sau:

Bước 1: Đổ một nửa đất vào chậu đã chuẩn bị từ trước. Tiếp theo đặt và cố định cây sứ trong chậu.

Bước 2: Đổ phần đất còn lại đến gần thành miệng của chậu. Tưới thêm một lượng nước vừa phải để tạo độ ẩm cho đất.

Bước 3: Đem chậu sứ “phơi nắng” khoảng 15 đến 20 ngày hoặc canh đến khi những mầm sứ bắt đầm nhú. 

Trong quá trình chăm sóc, người trồng chỉ nên phun nước sương trên mặt đất nếu kiểm tra thấy độ khô cứng. Tuyệt đối không tưới đẫm vì dễ làm phần rễ bị úng, hư thối.

Trên đây là các cách trồng và chăm sóc hoa sứ mà chúng tôi muốn được chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích này sẽ giúp quý bạn đọc trau dồi thêm nhiều kiến thức hay ho, cũng như kinh nghiệm trong việc trồng sứ. Ngoài ra, đừng quên “bỏ túi” các lưu ý về việc chọn đất và yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, lịch trình tưới nước,… để cây có thể sinh trưởng tốt nhất! Chúc bạn trồng được những chậu sứ đẹp rực rỡ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *