Tất tần tật những điều bạn cần biết khi nuôi cá cảnh

Thủy sản

Written by:

2 (40%) 1 vote

Thú chơi cá cảnh ngày càng trở nên phổ biến bởi giờ đây nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn mang ý nghĩa phong thủy cho gia chủ. Nếu bạn đang tìm hiểu về kỹ thuật nuôi cá cảnh, đừng vội bỏ qua bài viết hữu ích này.

Chọn giống cá cảnh

Có rất nhiều giống cá cảnh khác nhau ở Việt Nam mà bạn có thể lựa chọn cho bể cá cảnh của mình. Bạn có thể cân nhắc một số giống cá cảnh được ưa chuộng dưới đây:

Nuôi cá Koi (cá chép Nhật)

Cá Koi hay còn gọi là cá chép Nhật là một loài cá chép được lai tạo và được dùng để nuôi làm cảnh. Cá Koi là một trong những loài cá cảnh dễ nuôi, mang trong mình màu sắc rực rỡ nên phù hợp để trang trí. Không những vậy, nuôi cá Koi còn được cho là mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Người ta quan niệm rằng khi nuôi cá Koi làm cảnh, cá càng phát triển mạnh thì tiền tài càng sinh sôi.

Nuôi cá Koi

Nuôi cá ba đuôi

Loài cá cảnh nước ngọt thuộc họ cá chép, cá ba đuôi là loài cá dễ tính bởi có thể sống ở cả bể to, bể nhỏ, bể trong nhà và bể ngoài trời. Đây cũng là loài cá cảnh vô cùng quen thuộc bởi chúng được xem là một trong những loài cá cảnh được thuần hóa sớm nhất.

Nuôi cá ba đuôi

Cá ba đuôi rất háu ăn, nhanh nhẹn, hoạt bát luôn rất được lòng người thưởng cá. Cá ba đuôi mang nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ, cam, hắc đơn, ngũ hoa, bạch long giác ngọc,…với những chiếc đuôi mềm mại đẹp mắt. 

Nuôi cá bảy màu

Cá bảy màu được mệnh danh là một trong những loài cá cảnh dễ nuôi nhất bởi cá bảy màu có thể sống trong bể mà không cần sục oxy.

Nuôi cá bảy màu

Cũng bởi sự dễ tính của mình mà cá bảy màu khá phổ biến trên thế giới với nhiều màu sắc đa dạng khác nhau. Cá bảy màu thường sống theo bầy đàn, tăng trưởng và sinh sản nhanh. 

Nuôi cá bảy màu 2

Có rất nhiều loại cá cảnh đẹp, dễ nuôi trên thị trường mà bạn có thể chọn lựa. Lưu ý khi chọn cá cần tìm hiểu kỹ đặc tính của từng loài cá cảnh, không chọn những loại cá ăn lẫn nhau để nuôi cùng bể.

Chuẩn bị bể kính nuôi cá phong thủy

Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, cần chú ý tới kích thước bể kính phù hợp. Tùy thuộc vào diện tích nơi đặt bể cá, tuy nhiên một bể cá có kích thước lớn sẽ khiến những chú cá của bạn thích thú hơn đấy.

Hãy cố gắng cân bằng giữa diện tích bể cá và mật độ cá nuôi trong bể để tạo sự thoáng đãng để cá cảnh tung tăng bơi lội. Mật độ cá càng lớn khiến nước trong bể càng nhanh bẩn, gây ảnh hưởng xấu đến cá.

Nếu bạn đã có bể cá và mới mua thêm cá thì nên thả riêng một bể nhỏ trước để theo dõi tình hình sức khỏe, tránh lây nhiễm mầm bệnh cho những loài cá khác.

Chuẩn bị nước nuôi cá cảnh

Nước nuôi cá cảnh được cho là yếu tố quan trọng hàng đầu để cá sinh trưởng và phát triển tốt. Để cá không bị sốc khi thả vào bể, cần kiểm tra, xử lý nguồn nước trước.

Hiện nay, phần lớn nước trong các bể nuôi cá phong thủy đều là nước máy, chứa nhiều clo. Bạn nên để nước máy vào các chậu, bồn không có nắp đậy ít nhất 24 giờ để clo trong nước máy bốc hơi. Có thể bật thêm máy sục oxy và để nước ở nơi có nhiều ánh nắng. Nếu không có đủ thời gian để xử lý clo trong nước, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch khử clo trong nước máy được bán rộng rãi trên thị trường.

Nếu bạn sử dụng nước giếng để nuôi cá, cần chú ý đo độ pH trong nước. Một số giếng nước bị nhiễm phèn nặng, độ pH thấp, nồng độ oxy thấp không phù hợp để nuôi cá cảnh nên cần xử lý kỹ hơn. Chứa nước giếng trong các bể chứa và sủi oxy thật mạnh để tăng độ pH và oxy cho nước. Bạn cũng có thể sử dụng san hô vụn hoặc than hoạt tính (sử dụng lượng than bằng ⅓ thể tích bể) để tăng độ pH.

Thay nước để đảm bảo chất lượng nước trong bể

Khi cá và các loại cây thủy sinh khác sinh sống sẽ khiến nước bị đục, lúc này nên tiến hành thay nước cho bể cá. Không nên thay 100% nước mới vào bể mà nên để lại từ 30-50% nước cũ, sau đó từ từ thêm nước mới đã được xử lý vào bể. Điều này giúp cá không bị sốc nước do thay đổi môi trường đột ngột, chênh lệch pH và nhiệt độ.

Khi thay nước và dọn dẹp bể cá cảnh, dùng ống bơm nước bằng tay để hút thức ăn dư thừa ở dưới đáy bể sau đó mới bơm nước mới vào.

Chế độ thức ăn khi nuôi cá cảnh

Khi nuôi cá phong thủy, cần chú ý cho cá ăn vừa đủ, nếu để thức ăn dư thừa sẽ làm nước đục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cá.

Cá là loài có tập tính thấy mồi là đớp, đặc biệt là những loài cá háu ăn. Điều này khiến nhiều người mới nuôi cá cảnh nhầm tưởng rằng cá đang bị đói. Tuy nhiên, cho cá ăn nhiều là một trong những sai lầm hàng đầu khiến cá chết. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về từng loài cá có trong bể và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sử dụng thức ăn khô, cho cá ăn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều. Ngoài ra, tùy thuộc vào giống cá cảnh mà bạn có thể bổ sung một số loại thức ăn khác như các loại cá con khác,…

Chế độ thức ăn khi nuôi cá cảnh

Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, oxy khi nuôi cá cảnh

 Nhiệt độ nước lý tưởng nhất để nuôi cá cảnh từ 26-28 độ C, ngay cả khi chênh lệch vài độ cá cảnh vẫn sống khỏe mạnh. Nếu bạn ở các vùng có khí hậu lạnh hoặc có mùa đông như miền Bắc nước ta, cần sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ trong bể cá thường xuyên. Nếu nhiệt độ nước xuống thấp, có thể sử dụng cây sưởi nhiệt độ.

Nếu đặt bể cá ở nơi tối tăm, không có ánh sáng dễ khiến cá sinh bệnh. Vì vậy, cần chọn nơi có ánh sáng, thoáng mát. Lưu ý tránh ánh nắng trực tiếp, nếu đặt bể cá ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa đến bể cá. Nếu bạn đặt bể cá trong nhà không đủ ánh sáng, có thể sử dụng các loại đèn công suất nhỏ, vừa cung cấp thêm ánh sáng cho bể cá, vừa trang trí cho bể đẹp hơn. Không nên bật đèn cả ngày, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên bật đèn ban ngày ít hơn 8 tiếng đồng hồ, nên tắt đèn vào ban đêm để cá được nghỉ ngơi.

Điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, oxy khi nuôi cá cảnh

Một số loài cá cảnh dễ nuôi có thể không cần sục oxy, tuy nhiên để tạo môi trường sống lý tưởng nhất, nên bật oxy 24/7 cho bể cá. Đối với các bể cá lớn trên 60cm, cần sử dụng máy lọc nước, lọc ván, lọc tràn,….

Bể cá cảnh được ví như một thế giới thu nhỏ dưới nước, không chỉ những kỹ thuật chăm sóc cá, người chơi cá cảnh cần phải quan tâm cách chọn lựa các loài cây thủy sinh, cách bày trí các loại đá, lũa,…Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có cho mình một bể cá cảnh thật đẹp với những chú cá khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *