Cách trồng dưa lê trĩu quả không phải ai cũng biết

Trồng cây ăn quả

Written by:

Rate this post

Cách trồng dưa lê trĩu quả không phải ai cũng biết

Dưa lê là loại quả giàu dinh dưỡng, thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Mặc dù loại cây này rất dễ sinh trưởng, phát triển nhưng nếu gieo trồng sai cách thì không mang lại kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì bài viết dưới đây sẽ bật mí cách trồng dưa cho năng suất cao. Cùng tham khảo nhé!

Đặc điểm của quả dưa lê

Loại dưa này còn được biết đến với tên gọi là dưa ngọt, thường được trồng phổ biến ở các nước châu Á. Đây là nhóm thân leo, mọc trồi lên trên mặt đất. Thân cây có các đốt ngắn cách đều nhau. Hoa của cây dưa lê có màu vàng tươi. Quả có hình tròn màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu trắng ngà. Một quả dưa có khối lượng trung bình từ 200 đến 500g. 

Đặc điểm của quả dưa lê

Những lưu ý khi trồng dưa lê không nên “xem nhẹ”

Nhiệt độ và độ ẩm

Dưa lê có thể sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện:

  • Nhiệt độ: 25 – 33 độ C
  • Độ ẩm: 75 – 80 %.

Chế độ dinh dưỡng

Có thể bạn chưa biết, việc gieo trồng luân phiên có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của dưa lê. Bởi vì, chất dinh dưỡng có trong đất dễ bị thiếu hụt sau vụ mùa trước do mầm bệnh hoặc tàn dư thực vật. Do đó, bạn nên để đất được “nghỉ ngơi” để vụ mùa sau mang lại năng suất như mong muốn.

cách Trồng Dưa Lê cho Quả "ngọt lịm"

Lựa chọn giống cây dưa lê

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thời gian mà bạn cân nhắc lựa chọn giống dưa lê sao cho phù hợp. Theo kinh nghiệm trồng dưa lê của chúng tôi, bạn nên chọn những loại giống cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cao.

Điều kiện ánh sáng

Điều kiện ánh sáng có vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển của dưa lê. Nếu trời chuyển âm u, ánh sáng kém thì tỷ lệ đậu quả và năng suất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí còn có thể gây chết cây hoặc bị thối rữa phần gốc.

Đất

Dưa lê rất thích hợp khi trồng trong các loại đất đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ. Những loại đất này không chỉ có khả năng thoát nước tốt mà còn giàu chất dinh dưỡng. Nhờ đó, cây dưa lê phát triển nhanh chóng và cho sản lượng cao.

Hướng dẫn cách trồng dưa lê cho năng suất cao

Thời gian trồng dưa lê

Điểm đặc biệt nhất của loại cây này đó là có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời gian trồng tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch. Đồng thời, bạn có thể luân canh với cây lúa, cây bắp để gối vụ tốt nhất.

Ngâm, ủ hạt giống

Trước khi đem gieo trồng, bạn nên ngâm hạt giống dưa lê trong nước ấm khoảng 2 giờ đồng hồ. Tiếp theo, lọc hạt và cho vào khăn ẩm ủ từ 24 – 36 giờ để giúp hạt có thể nứt nhanh hơn. Sau đó, mang hạt đi gieo trồng.

Kỹ thuật trồng dưa lê 

Cách trồng dưa lê mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Trồng trực tiếp vào đất: Tuy rằng, phương pháp này không tốn nhiều thời gian nhưng tỷ lệ cây sống sót cực kỳ thấp.
  • Trồng dưa lê trong bầu cây giống: Trái ngược với phương pháp trên, trồng bằng bầu cây giống giúp cây phát triển vượt trội hơn. Một số lưu ý trong kỹ thuật trồng dưa lê leo giàn như sau:

+ Đem hạt đã ngâm và ủ gieo vào bầu đất. Trung bình một bầu sẽ gieo 1 hạt giống.

+ Bầu đất phải được đặt ở nơi có bóng râm mát, thoáng mát. Đồng thời, bạn nên tưới nước để giữ ẩm từ 1 – 2 lần trong một ngày.

+ Kể từ ngày gieo đến 5 – 10 ngày, cây mọc 1 – 2 lá thì đem mầm trồng vào từng hốc.

thu hoạch dưa lê

Hướng dẫn cách chăm sóc cây sau khi trồng

  • Thường xuyên tưới nước cho cây: Sở dĩ, dưa lê là loài cây ưa nước nên hãy tưới cây đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, vào giai đoạn cây trổ bông thì cần tiết chế lại lượng nước để cây đậu quả dễ dàng. Đồng thời, khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch cũng nên giảm nước tưới để đảm bảo chất lượng dưa.
  • Cách bấm ngọn dưa lê: Khi thân cây mọc từ 6 – 7 lá thì hãy bấm ngọn để cây có thể “đẻ” thêm nhánh con. Đến khi đếm được 16 – 17 lá thì tiếp tục bấm ngọn để nhánh sinh trưởng.
  • Tỉa nhánh: Công đoạn tỉa nhánh giúp cây có thể tập trung dinh dưỡng để nuôi quả. Mỗi nhánh chỉ nên chừa lại 3 quả nhằm đảm bảo sức nuôi và quả thơm ngon, chất lượng.
  • Chăm sóc cây và thu hoạch: Trong quá trình cây phát triển, nên che chắn cẩn thận để giữ màu sắc tự nhiên và hình thành vân xanh trên quả dưa lê. Hơn nữa, khi chín thì dưa tỏa ra hương thơm rất đặc biệt, dễ thu hút côn trùng nên phải được bao bọc cẩn thận.

Trên đây là tất tần tật kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lê cho năng suất cao mà chúng tôi bật mí đến bạn. Hy vọng, các thông tin hữu ích sẽ giúp bạn trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm khi gieo trồng loại cây ăn quả này. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy comment dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *