Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi thỏ

Các loài khácChăn nuôi

Written by:

5 (100%) 1 vote

Nuôi thỏ là một lựa chọn kinh doanh có nhiều lợi thế. Không chỉ là chi phí thấp mà hoạt động chăn nuôi này còn có thể giúp tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để có thể tiết kiệm chi phí. Nhưng trong kỹ thuật nuôi thỏ thì bạn cần chú ý một số vấn đề để thỏ có thể phát triển được khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Nhiều người thường tìm hiểu cách nuôi thỏ để sinh sản nhanh hay cách nuôi sao cho thỏ lớn nhanh để có hiệu quả kinh tế cao. Nhưng, điều quan trọng mà bạn cần biết khi nuôi thỏ chính là phải biết được đặc tính của thỏ cũng như cách làm chuồng, cách chọn giống và lựa chọn thức ăn như thế nào cho thỏ phát triển tốt nhất.

1. Đặc tính cần biết khi nuôi thỏ

Không riêng gì nuôi thỏ mà khi nuôi bất cứ loài động vật nào thì bạn cũng cần biết đến đặc tính của chúng. Như vậy thì bạn mới biết được cách nuôi và chăm sóc được tốt nhất. Khi chọn nuôi thỏ thì bạn phải biết rằng:

  • Thỏ là động vật nhút nhát, sợ tiếng động và là con mồi của nhiều loài động vật khác.
  • Muốn có được cách nuôi thỏ hiệu quả thì bạn phải biết là thỏ có cấu trúc tiêu hóa rất đặc biệt. Thỏ hầu như là loại động vật duy nhất có khả năng tự tổng hợp vitamin cho cơ thể và nó cũng là loài ăn rau củ mà thôi.
  • Răng thỏ cần được mài thường xuyên vì chúng dài lên rất nhanh.
  • Nuôi thỏ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao vì chúng có nhu cầu sinh sản cũng rất cao. Trong năm thì mùa sinh sản của chúng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8.

kỹ thuật nuôi thỏ

2. Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi thỏ

Mặc dù thỏ được xếp vào những loài động vật dễ nuôi. Thế nhưng, bạn cũng nên chú ý một số điều trong kỹ thuật nuôi thỏ sau đây để có thể nuôi được thuận lợi nhất.

2.1. Chọn giống nuôi thỏ

Thực ra thì chọn giống khi nuôi thỏ không khó. Chỉ cần thỏ khỏe mạnh, không bị bệnh hay dị tật là được. Bạn nên chọn thỏ giống ở các gia đình quen biết thì sẽ có chất lượng cao hơn. Nếu bạn muốn biết thỏ như thế nào là khỏe mạnh thì có thể dựa vào các đặc điểm phân biệt sau:

  • Chọn nuôi thỏ giống có cơ thăn, lưng phẳng, khoẻ mạnh, bắp đùi, mông phải chắc chắn và đầy đặn.
  • Ngoài ra, nhiều người cũng thường có xu hướng chọn thỏ có dáng vẻ linh hoạt, mũi khô, mắt sáng sủa, chân và tai sạch sẽ không có vẩy; lông óng mượt và mềm mại.
  • Trong kỹ thuật nuôi thỏ thì việc chọn thỏ giống để có khả năng sinh sản cao nhất nên chọn những con có trọng lượng đạt 1,4 – 1,8 kg lúc 3 tháng tuổi.

2.2. Làm chuồng nuôi thỏ

Muốn nuôi thỏ thì không thể thiếu chuồng nhốt thỏ được. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong kỹ thuật nuôi thỏ. Bạn cần phải đảm bảo chuồng nuôi thỏ có đầy đủ các đặc điểm sau:

  • Thứ nhất là chuồng phải chắc chắn, mắt nhỏ để tránh chuột phát hoại hay tránh thỏ chui lẫn đàn khi nuôi.
  • Thứ hai là cách nuôi thỏ bạn cần biết là trong chuồng cần có ổ cho thỏ đẻ. Ổ chỉ nên để vào chuồng khi thỏ mẹ sắp sinh. Khi nuôi thỏ bạn cần chú ý là khi thỏ sinh xong thì đưa ổ ra ngoài và chỉ đưa ổ vào chuồng 1 lần/ngày để thỏ mẹ cho con bú mà thôi.
  • Thứ ba là chuồng nuôi thỏ cần đảm bảo độ thoáng mát vì thỏ là loài động vật dễ bị cảm nóng nếu thời tiết quá nóng, từ trên 35 độ C.

kỹ thuật nuôi thỏ

2.3. Thức ăn khi nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi thỏ quan trọng nhất chính là thức ăn và nước uống cho thỏ. Thỏ cần ăn nhiều thức ăn thô xanh vì đặc điểm riêng trong dạ dày của chúng là có khả năng tiêu hóa chất xơ tốt. Đặc biệt, thức ăn khi nuôi thỏ cần rửa sạch. Đối với các loại rau xanh có nước nhiều trong lá thì cần phơi tái để bớt nước trước khi cho thỏ ăn. Nếu bạn không chú ý những vấn đề này trong cách nuôi thỏ dẫn đền việc thỏ ăn phải ăn thức ăn không tiêu hóa được sẽ chết vì chướng bụng, ỉa chảy hay đầy hơi.

Một điều cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật nuôi thỏ nữa chính là bạn tuyệt đối không để thỏ thiếu nước. Khi nuôi thỏ, đặc biệt là thỏ vừa sinh xong, nếu thiếu nước uống thì thỏ mẹ sẽ thiếu sữa và thậm chí là thỏ mẹ có thể ăn thịt thỏ con.

2.4. Vệ sinh phòng bệnh khi nuôi thỏ

Điều bạn cần biết khi chọn nuôi thỏ chính là loài động vật này rất yếu và sức đề kháng của chúng cũng không cao. Vì thế cho nên, nếu môi trường sống không sạch sẽ thì chúng rất dễ nhiễm bệnh mà chết. Vì thế, kỹ thuật nuôi thỏ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua chính là phải tạo ra môi trường nuôi thỏ hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Bạn nên làm vệ sinh chuồng thỏ hằng ngày và tiêm phòng định kỳ cho chúng thật tốt.

Cách nuôi thỏ hiệu quả thực ra không khó. Chỉ cần bạn chú ý những điều quan trọng trong kỹ thuật nuôi thỏ trên đây thì chúng tôi tin là mô hình nuôi thỏ làm kinh tế của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *