Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc mít đạt năng suất cao

Trồng cây ăn quả

Written by:

Rate this post

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc mít đạt năng suất cao

Mít là một trong những loại cây ăn quả được rất nhiều người ưa chuộng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng mítcách chăm sóc cây mít đạt năng suất cao. Cùng tham khảo và bắt tay vào thực hiện nhé!

Đặc điểm của cây mít

Quả mít  thuộc họ dâu tằm Moraceae và mọc phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,… Cây mít khi phát triển sẽ có chiều cao lên đến 15m và đường kính thân đạt từ 1-1,2m. Ngoài thu hoạch quả thì gỗ mít cũng rất có giá trị. 

Hướng dẫn kỹ thuật trồng mít

Tùy theo từng loại giống mà kích thước của trái mít sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, đa số quả đều có hình bầu dục, phần vỏ ngoài có nhiều gai màu xanh. Khi chín, lớp vỏ có thể chuyển sang màu vàng sẫm. Bên trong quả có nhiều múi màu vàng và mùi thơm rất hấp dẫn.

Mít có thể ăn liền hoặc sấy khô. Vì thế, loại quả này có giá trị kinh tế cao. Tại Việt Nam, cây mít dễ trồng và sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Thế nhưng, người trồng cần đặc biệt lưu ý kỹ thuật trồng mít để đảm bảo năng suất khi thu hoạch.

Chọn giống mít

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống mít và mỗi loại sẽ có ưu điểm riêng. Nhìn chung, cách trồng cây mít và kỹ thuật chăm sóc khá giống nhau. Sau đây là một số giống mít được ưa chuộng nhất trên thị trường:

  • Mít thái
  • Mít ruột đỏ
  • Mít nghệ cao sản,…

cách trồng cây mít và kỹ thuật chăm sóc khá giống nhau

Kỹ thuật ghép mít là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng. Nhờ ưu điểm giữ được đặc tính của cây mẹ, lâu cỗi, khỏe mạnh và thời gian thu hoạch nhanh. Ngoài cách ghép cây mít ra, thì còn có các phương pháp nhân giống khác như cách ươm hạt mít, cách chiết mít,… tuy nhiên với cách này thì chi phí thường nhỉnh hơn. Vì thế, người trồng nên cân nhắc và lựa chọn. 

Mật độ và khoảng cách trồng mít thái

Trong kỹ thuật trồng mít thái, người trồng nên quan sát và tìm hiểu đặc tính của đất chuẩn bị trồng mít. Theo đó, nếu đất màu mỡ, tốt thì nên trồng thưa. Ngược lại, tính chất của đất khô cằn nên trồng với mật độ dày. 

Mật độ và khoảng cách trồng mít thái

Loại giống có thể áp dụng kỹ thuật trồng mít siêu sớm đó là mít thái. Khoảng cách trồng mít siêu sớm này có mật độ trồng gấp đôi giống bình thường. Khi “tuổi đời” cây đạt mốc thứ 5 – thứ 6 thì có thể tiến hành tỉa thưa để tận dụng diện tích đất canh tác.

Chuẩn bị đất trồng mít

Kỹ thuật trồng cây mít ta rất đơn giản. Bạn hoàn toàn trồng được ở vùng đồng bằng hay Tây Nguyên. Tuy nhiên, phải đảm bảo độ dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt cho đất. 

Đối với cách chăm sóc cây mít mới trồng, bạn nên bón lót thêm hỗn hợp phân chuồng, phân lân, thuốc chống mối mọt và chế phẩm Trichoderma. Nếu kiểm tra phát hiện độ pH trong đất thấp thì tiến hành xử lý bằng cách bón vôi trước thời điểm xuống giống từ nhất 3-6 tháng.

Thời điểm “vàng” để xuống giống trồng mít

Có thể nói, cách trồng mít thái có thể trồng quanh năm. Với điều kiện là người trồng phải đáp ứng được công việc tưới nước và giữ ẩm trong thời gian đầu. Thời điểm “vàng” để xuống giống trồng mít đó là vào đầu mùa mưa (tháng 5 đến tháng 7 dương lịch).

  • Người trồng nên sử dụng dụng cụ cuốc hoặc xẻng để tạo hố trồng cây. Tiếp đến, đặt cây giống vào và nén nhẹ phần đất xung quanh để cố định.
  • Nên trồng ở vị trí cao hơn mặt đất để tránh đọng nước.
  • Sau khi trồng thì nên tưới nước đẫm nước để làm chặt đất và giúp cây thích nghi với môi trường mới
  • Đối với những cây có chồi cao thì cần chuẩn bị thêm cọc buộc cố định vào thân để tránh gãy đổ.

Cách chăm sóc cây mít ta

  • Tưới nước: Dù thực hiện cách trồng mít bằng hạt hay giâm cành thì cũng cần thường xuyên tưới nước cho cây con. Bạn có thể tưới khoảng 2-3 ngày một lần. Sang năm thứ 2 thì chỉ cần tưới khi khô hạn kéo dài hoặc thời điểm bón phân định kỳ cho cây. Mùa khô thì có thể kết hợp thêm việc tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô, trấu,… Bởi vì mít chịu úng khá kém nên vào mùa mưa cần khơi rãnh, điều tiết nước để tránh làm ngập úng cây.
  • Làm cỏ: Trong 1-2 năm đầu khi cây còn nhỏ thì cần thường xuyên làm cỏ ít nhất 4 lần một năm. Đến khi sang năm thứ 3-4 trở đi, thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc để giúp phần gốc thông thoáng và hạn chế sâu bệnh. Người trồng nên hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ mà thay vào đó là cày xới, phát cỏ bằng máy.
  • Cách tỉa cành mít: Khi cây đạt chiều cao từ 1m trở lên tiến hành nuôi tán lá tỏa đều quanh gốc. Mỗi năm, tỉa cành ít nhất 2 lần sau mỗi vụ thu hoạch và đầu mùa mưa. 

Cách chăm sóc cây mít ta

Thu hoạch và bảo quản mít

Tiến hành thu hoạch khi trái dần chuyển màu, cuống lá có màu vàng. Đồng thời, vỗ nhẹ vào vỏ nghe âm thanh phát ra trầm ấm. Bạn nên chủ động thu hoạch khi kiểm tra thấy trái già. Không nên để mít chín hẳn rồi mới thu hoạch vì có thể gây khó khăn trong quá trình vận chuyển. Sau khi hái 3-5 ngày thì quả sẽ chín. Do đó chúng ta cần chuyển ngay đến nơi tiêu thụ.

Thu hoạch và bảo quản mít

Trên đây là hướng dẫn cách trồng và chăm sóc mít cực kỳ hiệu quả. Chúc bạn có được nhiều vụ mùa mít bội thu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *