“1001” điều có thể bạn chưa biết về giâm cành

Trồng cây ăn quả

Written by:

Rate this post

“1001” điều có thể bạn chưa biết về giâm cành

Giâm cành là một trong những phương pháp trồng cây phổ biến và được nông dân áp dụng nhiều nhất. Bên cạnh đó, vẫn còn số ít người lơ mơ về cách trồng này dẫn đến thực hiện sai kỹ thuật và thất bại. Thông qua bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn cách giâm cành nhanh ra rễ chuẩn nhất hiện nay. Cùng tham khảo nhé!

Cách giâm cành hoa ra rễ cực nhiều│Allamanda cathartica

Phương pháp giâm cành là gì?

Giâm cành là phương pháp trồng cây hay còn nói cách khác là nhân giống vô tính không dùng hạt. Với kỹ thuật giâm cành, bạn chỉ cần sử dụng một nhánh, lá hoặc thân từ một loại cây bất kỳ. Sau đó đem cắm trực tiếp vào đất hoặc nước để  phần rễ phát triển và dần dần hình thành cây mới.

Ưu điểm của cách giâm cành

  • Nhân giống “trong chớp mắt”, tối ưu diện tích trồng cây 
  • Nhân giống cây chỉ với nguyên liệu sẵn có, tiết kiệm chi phí mua giống
  • Cây trồng vẫn giữ nguyên đặc tính của cây “bố mẹ”
  • Có thể rút ngắn thời gian ra hoa, quả

Có thể giâm cành những loại cây hoa nào?

  •  Các loại rau ăn lá như: rau muống, lá é, cần tây, húng quế, rau ngót, hương thảo, bạc hà, diếp cá,…
  •  Các loại củ quả: khoai lang, khoai mì, hành lá, gừng, tỏi,…
  •  Loại cây ăn quả: cây lê, cây nho, cây táo,…
  •  Cây cảnh: hoa hồng, cây liễu, cây lưỡi hổ, cây thường xuân, sen đá,…

 

Cách giâm cành đào nhanh ra rễ

Hướng dẫn cách giâm cành

Bước 1: Chuẩn bị 

  •  Dụng cụ dao hoặc kéo tỉa cắt cây cảnh chuyên dụng
  •  Chậu trồng
  •  Giá thể

Bước 2: Cắt cành giâm

  •  Đầu tiên, lựa chọn cành cây khoẻ mạnh và không bị nấm bệnh từ cây mẹ đang trồng. Dùng dụng cụ cắt tỉa cây cảnh chuyên dụng hoặc dao bén để cắt cành.
  •  Nên chọn cành tại các nhánh hình chữ Y. Vì những cành này vừa có sức sống mãnh liệt, vừa không quá non và cũng không quá già. 
  •  Tiếp theo, bạn tiến hành cắt mỗi cành dài khoảng 10 – 15 cm. Đồng thời, ngắt bỏ lá trên cành và chỉ để lại khoảng 3 chiếc lá.
  •  Thời điểm “vàng” để cắt cành đó là buổi sáng sớm. Lúc này, cây mẹ luôn tràn trề nhựa sống nên đảm bảo tỉ lệ cho cây con có thể đâm rễ cao.

Bước 3: Kích rễ mọc nhanh

Để kích rễ cây nhanh chóng, hãy làm theo một trong cách bước hướng dẫn sau:

  • Mật ong: Pha hỗn hợp mật ong và nước ấm theo tỉ lệ 1:3. Đợi đến khi nước nguội hẳn thì nhúng cành giâm vào.
  • Giấm táo và bột quế: Công thức này rất đơn giản như sau, pha 1 muỗng canh giấm táo vào 1 lít nước. Tiếp theo, nhúng cành giâm trong hỗn hợp tầm 3 – 4 phút lấy ra và phủ lên một lớp bột quế. 
  • Cây liễu: Có thể bạn chưa biết, ngoài công dụng chữa lành vết thương thì cây liễu còn có khả năng kích rễ mọc nhanh hiệu quả. Theo đó, bạn cần lựa chọn những cây liễu non và cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3cm. Sau đó đem đun với nước sôi và bảo quản ngoài nắng ít nhất 2 ngày. Hỗn hợp này dùng để tưới cành giâm thay cho nước lã.

Giâm cành bao lâu ra rễ

Bước 4: Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng dùng để giâm cành yêu cầu phải tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất theo tỉ lệ 4 : 3 : 2 : 1 (đất, phân trùn quế, mụn dừa, trấu hun).

Bước 5: Tiến hành giâm cành vào đất

Cho hỗn hợp đất đã trộn vào chậu hoặc thùng xốp theo nhu cầu. Độ dày đất thích hợp nhất là khoảng 20cm.

Giâm cành vào đất với độ nghiêng 45 độ và cắm sâu khoảng nửa cành. Mục đích của tư thế cắm này đó là tăng phạm vi tiếp xúc của cây với đất. Nhờ đó, rễ sẽ nhanh phát triển hơn.

Bước 6: Chăm sóc cành sau khi giâm

  • Đặt chậu giâm cành ở những vị trí râm mát. Tuyệt đối không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cành làm khô héo, mất nước.
  • Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản cho chậu giâm đó là từ 20 đến 25 độ C.
  • Thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo nước không làm úng cành.

Bước 6: Di chuyển cành giâm sang chậu lớn hoặc trồng trong vườn 

  • Khi cành giâm ra rễ và đâm chồi thì bạn cần tập tắm nắng cho cây để thích nghi dần và không bị cháy lá.
  • Nhận thấy thời điểm đã chín muồi thì di chuyển cây trồng ở vườn hoặc chậu lớn hơn. Nên lưu ý phải cho cây “uống nước” đầy đủ. 
  • Có khá nhiều người gặp phải trường hợp “dở khóc dở cười” như cành giâm xum xuê lá non nhưng lại dễ khô héo, chết rễ. Lý giải cho vấn đề này đó là trong thân cây vẫn còn đọng lại một chút dinh dưỡng còn sót lại. Chồi mới đã hút lấy những dưỡng chất này và ra lá như thể sự  sống còn đang tiếp diễn. Trên thực tế, rễ của cành giâm này đã bị hư thối và “chết dần chết mòn”. 
  • Để tránh loại trừ tình huống này thì bạn nên lựa chọn những cành cây khoẻ mạnh. Đặc biệt là phải thật kỹ lưỡng trong khâu kích rễ và cắm cành đúng kỹ thuật. 

Trên đây là tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về phương pháp giâm cành và các bước chăm sóc hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *